Theo số liệu báo cáo từ ngành Tòa án, trong gần 2 năm (từ tháng 1/2016 đến cuối tháng 8/2017), các tòa án trong tỉnh đã thụ lý giải quyết tổng cộng 3.884 vụ ly hôn. Trong đó, các huyện, thị xã, thành phố giải quyết ly hôn 3.745 vụ. So sánh với tổng thụ lý các loại vụ án chung là 8.009 vụ, thì riêng án ly hôn đã chiếm tỷ lệ gần 50%. Cá biệt, có một số tòa cấp huyện, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều…
Một vị thẩm phán ở tòa án cấp huyện thường xuyên xét xử án
ly hôn đã phải đưa ra một nhận xét chua chát rằng, giới trẻ ngày nay, đặc biệt
là các cặp vợ chồng trẻ, dường như chưa cảm nhận được hết giá trị của hai tiếng
“gia đình”, thường xuyên sử dụng từ “ly hôn” để “dọa nhau” mỗi khi xảy ra mâu
thuẫn. Thậm chí khi ra tòa, thấy mâu thuẫn không có gì, tòa ra sức động viên
hòa giải để hai bên hàn gắn. Nghe xuôi tai, hai bên cũng ôm đơn về, coi như hòa
giải thành. Thế nhưng về ở với nhau chưa ấm chỗ, cả hai đã ôm đơn lên ly hôn tiếp.
Tìm hiểu nguyên nhân, họ chỉ nói đơn giản: giận nhau, cãi nhau thì đem đơn lên
ly hôn.
Giới trẻ ngày nay nghiêng về lối sống cá nhân nhiều hơn. Đó
cũng là một trong những nguyên nhân khiến một khi cuộc sống hôn nhân gia đình,
một cuộc sống mới mẻ nhưng phải bó buộc nhiều thứ không quen, vậy là họ ngay lập
tức nghĩ đến con đường tự cởi trói cho mình. Chủ động kết hôn, chủ động ly hôn.
Sợi dây tình cảm liên kết hai vợ chồng không đủ mạnh để giúp các bạn vượt qua
hoàn cảnh.
Như trường hợp của em T.T.L. Mới quen biết nhau 5 tháng, chính thức yêu nhau 1 tháng, cưới nhau được 2 năm thì đã vác đơn ra tòa ly hôn. Hỏi L. vì sao ly hôn, em trả lời rất đơn giản: Yêu nhau hơn 1 tháng thì em có bầu, nên gia đình bắt cưới. Đẻ xong, nuôi con nhỏ mà chồng em toàn đi chơi games bắn cá, không đi nhậu thì cũng la cà cà phê suốt ngày với bạn bè, không lo làm ăn để mặc em tự nuôi con. Vợ chồng son mà ngày nào cũng cãi nhau, hết vui như hồi mới quen nên em ẵm con về nhà mẹ ruột...
>> Xem thêm dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói tại TPHCM
Còn chị N.T.N (huyện Đông Hải) thì khác. Chị ôm đơn lên tòa
ly hôn vì chịu không nổi cảnh bị chồng bạo hành. Bình thường thì chồng chị hiền
và lo làm ăn lắm; thế nhưng mỗi khi có rượu, say xỉn là về nhà mắng chửi, đánh
đập vợ. Chị định ly hôn lâu rồi nhưng vì mỗi khi hết rượu, chồng lại xin lỗi, hứa
hẹn đủ điều nên chị không đành. Nhưng mức chịu đựng của con người cũng có giới
hạn...
Hiện tại, qua thống kê so sánh, tỷ lệ người vợ đứng đơn ly
hôn cao gấp 2 - 3 lần so với người chồng. Nguyên nhân do quan niệm về hôn nhân
đã dần thay đổi. Nếu như trước đây, chuyện vợ chồng phải ly hôn là chuyện xấu của
cả họ hàng, nên người phụ nữ thường cam chịu không dám chủ động ly hôn thì bây
giờ, tư tưởng và cách nhìn nhận của xã hội cũng đã thay đổi. Với quan niệm tiến
bộ hơn, người phụ nữ được tiếp thu nhiều hơn, tham gia các hoạt động xã hội, đi
làm, không còn phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế của chồng hay gia đình chồng
cũng là những điều kiện cởi trói cho chị em khi tự mình có thể quyết định cuộc
sống cho bản thân.
Tuy nhiên, ly hôn luôn có mặt trái và những hệ lụy không thể
không tránh khỏi. Những hệ lụy không đến từ một ngày, một tháng, hay một vài
năm. Nó có thể tàn phá cho những suy tôn với truyền thống gia đình Á Đông bao đời
nay, khiến cho không ít đứa trẻ phải thiếu cha mất mẹ, thậm chí mồ côi ngay cả
khi còn đủ đầy mẹ cha.
Nguồn: http://www.baobaclieu.vn/toa-soan-ban-doc/bao-dong-tinh-trang-ly-hon-tang-manh-46885.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét